Kết quả tìm kiếm cho "không nhớ Tết quê"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1153
Cả triệu người con ưu tú ngã xuống, biết bao người bị địch bắt, tra khảo, tù đày, để lại một phần cơ thể trong khói lửa chiến tranh, nhưng tất cả sẵn sàng hy sinh vì niềm tin “Bắc Nam sum họp.”
Ngày trước, rau nhút mọc rải rác theo bờ mương, lung, đìa. Mỗi khi đi làm đồng, nông dân chỉ cần với tay hái vài đọt mang về ăn, không cần mua. Giờ đây, loài cây thủy sinh này hiếm gặp mọc hoang trên đồng, được nông dân trồng trong ao/hầm, giúp bà con có thêm thu nhập khá.
Ngày nay, ở thành thị hay nông thôn, những chiếc xe bán kẹo kéo có những vòng quay số đơn sơ của ngày xưa đã vắng bóng. Thay vào đó là những thanh kẹo đóng gói sẵn được bán bởi những người hát rong và những đứa trẻ ngày nay cũng không mấy thiết tha với loại kẹo bình dị ấy nữa.
Làng nghề bó chổi cọng dừa Vĩnh Chánh (xã Vĩnh Chánh, huyện Thoại Sơn) đã trở thành biểu tượng của sự cần cù, sáng tạo và tinh thần đoàn kết của người dân địa phương. Hình thành từ những năm 1990, nghề truyền thống này không chỉ gìn giữ nét đẹp văn hóa đặc trưng, mà còn mang đến cuộc sống ổn định cho nhiều gia đình.
Với tầm vóc chiến công của mình, địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam như một huyền thoại của thế kỷ 20 và trở thành một địa danh nổi tiếng trên thế giới.
Để đạt lợi nhuận kinh tế cao từ con cá thát lát cườm (cá nàng hai) thương phẩm, ngư dân phải thức trắng đêm làm “mẹ bất đắc dĩ” chăm sóc đàn cá giống rất nhỏ chỉ bằng sợi chân nhang. Quá trình ương nuôi rất cực công, đòi hỏi ngư dân phải dày dạn kinh nghiệm và kỹ thuật thì mới có lãi.
Dân quân tự vệ (DQTV) là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác; là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của Nhân dân, tài sản của Nhà nước ở địa phương, cơ sở; sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu, làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh; tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ, phòng thủ dân sự, bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm. Trải qua 90 năm thành lập và phát triển (28/3/1935 - 28/3/2025), lực lượng này ngày càng phát huy tốt vai trò, trọng trách được giao.
Lễ hội Kỳ Yên, một nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người dân Nam Bộ nói chung và An Giang nói riêng, không chỉ là dịp để bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị thần linh, cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, mà còn là cơ hội để cộng đồng gắn kết, thể hiện những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.
Ngày 25/3, Huyện đoàn Tri Tôn tổ chức họp mặt, ôn lại truyền thống 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025). Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tri Tôn Cao Quang Liêm; Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Chính ủy Sư đoàn 330, thượng tá Lê Văn Giúp cùng các lãnh đạo là nguyên Bí thư, Phó Bí thư Huyện đoàn Tri Tôn qua các thời kỳ đến dự.
Thuở trước, vách núi Dài nằm chếch phía Tây khu vực Tà Lọt (huyện Tri Tôn và TX. Tịnh Biên) nhà cửa lưa thưa, ít người đến ở vì điều kiện còn lắm khó khăn. Thế nhưng, hiện nay, nhiều bà con đến đây lập vườn trồng trọt, cất nhà bên sườn núi khá đông đúc.
Vĩnh Xương là xã biên giới duy nhất của TX. Tân Châu, nhộn nhịp bởi Cửa khẩu quốc tế đường bộ, đường sông Vĩnh Xương, tiếp giáp với xã Kaorm Samnor (tỉnh Kandal, Vương quốc Campuchia). Vị trí địa lý thuận lợi cả đường sông lẫn đường bộ, giúp đời sống người dân 2 bên biên giới ngày càng phát triển. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra nhiều thách thức trong công tác bảo vệ chủ quyền, an ninh trật tự tuyến biên giới ở địa bàn.
Từ thưở nằm nôi, tôi đã nhập tâm ngôi làng ấy qua lời ru của mẹ: Trên trời có đám mây xanh / Ở giữa mây trắng, xung quanh mây vàng / Ước gì anh lấy được nàng/ Để anh mua gạch Bát Tràng về xây...